CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CON SẴN SÀNG?
30/Aug/2024
Tin tức
Khi năm học mới đến, ắt hẳn cả ba mẹ lẫn con trẻ đều sẽ cảm thấy vừa háo hức mà vừa lo lắng.
Bài viết này sẽ đưa ra hướng dẫn từng bước vừa thực tế vừa dễ hiểu, đảm bảo phụ huynh có thể cùng con mình có một quá trình chuyển tiếp suôn sẻ cho năm học sắp tới. Những chiến lược sau được thiết kế để hỗ trợ các gia đình nuôi dưỡng một tư duy tích cực và tự tin, từ xử lí cảm xúc và thiết lập thói quen cho đến cùng tham gia trò chuyện và tận dụng các công cụ giáo dục. Hãy cùng nhau xem qua quá trình tạo nền tảng cho con có một năm học tập thật trưởng thành và đáng nhớ ở dưới đây nhé!
CÙNG CON CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI VỚI 20 BƯỚC
Bước 1: Xác nhận và hợp lí hoá cảm xúc
- Giải thích cho con hiểu rằng cảm giác vừa phấn khích vừa lo lắng về năm học mới là một điều rất bình thường.
- Hãy để các con bày tỏ cảm xúc của mình và cho con biết rằng những cảm xúc đó là hợp lí. Ba mẹ có thể để con chia sẻ qua việc viết nhật kí, vẽ tranh, hay kể chuyện.
Bước 2: Hỏi đáp
- Cùng con trò chuyện về năm học sắp tới. Cha mẹ có thể đặt câu hỏi, thậm chí cùng con nhập vai để chia sẻ những vấn đề như: Con có cảm thấy hào hứng hay lo lắng về điều gì không? Con có cảm thấy thoải mái với thói quen ăn uống ở trường (mang theo hộp thức ăn hoặc đi đâu đó để ăn) không? Con sẽ làm gì khi gặp giáo viên/ người lớn hoặc bạn mới? Con có thể làm gì nếu bản thân cảm thấy lo lắng hoặc nếu thấy người khác đang lo lắng?
- Trả lời mọi câu hỏi của con về mong đợi trong năm học mới, hay về môn học, giáo viên và bạn bè.
Bước 3: Làm quen với trường học
- Hãy cùng con đi thăm trường hoặc khám phá ở khu vực xung quanh.
- Cha mẹ cũng có thể cùng con chơi ở sân trường hoặc đi dạo quanh khuôn viên trường để giúp con quen thuộc hơn với môi trường học.
Bước 4: Liên lạc với giáo viên
- Nếu con có mối lo ngại nào đó, hãy nói chuyện với giáo viên hoặc hiệu trưởng. Hãy cố gắng ghi lại điều con lo lắng và cùng phối hợp với nhà trường để giải quyết nó.
- Chia sẻ những lo lắng và sở thích của con để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn.
Bước 5: Tạo thói quen
- Dần dần giúp con chuyển từ thói quen sinh hoạt trong kì nghỉ hè sang thói quen sinh hoạt khi đi học.
- Thiết lập thời gian biểu mới cho việc ăn, ngủ và học trước khi bắt đầu năm học.
Bước 6: Luyện tập việc đưa đón
- Hãy cho con trải nghiệm quy trình đưa đón trước khi năm học bắt đầu, chỉ ra các địa danh hoặc đặc điểm nào đó mà con sẽ nhận ra hoặc sử dụng.
- Sự quen thuộc với quy trình đưa đón sẽ giúp ngày đầu tiên không quá đáng sợ.
Bước 7: Phân bổ thời gian yên tĩnh
- Sau giờ học, hãy cho con một khoảng thời gian yên tĩnh hằng ngày để đọc sách hoặc để thư giãn.
- Thói quen này sẽ giúp con dần làm quen với lối tư duy học tập tập trung.
Bước 8: Thử đóng vai
- Cùng con thử diễn tập về ngày đầu tiên đi học.
- Để con đóng vai giáo viên để có thêm cảm giác kiểm soát và tự tin.
- Thử cho con nhập vai vào một người đang kết bạn hoặc muốn tham gia vào các câu lạc bộ, đội, nhóm.
Bước 9: Lập thời khoá biểu sinh động
- Lập một thời khóa biểu hiển thị thời gian, địa điểm của các hoạt động trên trường.
- Các hình ảnh/sticker trực quan sẽ giúp trẻ hiểu và xem xét trước thói quen hằng ngày của mình.
Cùng con tạo nên một thời khoá biểu thật sinh động
Bước 10: Giảm thiểu thời gian chơi vào buổi tối
- Hãy dần dần giảm thiểu thời gian chơi vào buổi tối để giúp con thích nghi với lịch học.
Bước 11: Trao đổi về điểm số và mục tiêu
- Đối với trẻ lớn hơn, hãy cùng con thảo luận về điểm số, kì vọng và mục tiêu học tập.
Bước 12: Kết nối với các phụ huynh khác
- Liên hệ với các phụ huynh khác, tham gia vào hội phụ huynh hoặc các nhóm trực tuyến.
- Một nụ cười hoặc một cái gật đầu có thể sẽ là một cách để chào hỏi các vị phụ huynh khác vào ngày đầu tiên đi học.
- Sắp xếp tham gia các buổi gặp mặt.
- Việc kết nối và tham gia vào cộng đồng phụ huynh có thể cung cấp nhiều thông tin và hỗ trợ quý giá.
Bước 13: Đọc và thảo luận
- Cho con đọc những cuốn sách về việc đi học với những nhân vật giúp con liên hệ với bản thân.
- Cùng con thảo luận về câu chuyện và giải quyết mọi mối lo lắng của con.
Bước 14: Đặt ra dự định
- Phối hợp với con đặt ra ý định phát triển cá nhân.
- Thường xuyên kiểm tra và thảo luận về tiến độ hướng tới những dự định này.
Bước 15: Sử dụng các ứng dụng giáo dục
- Khám phá các ứng dụng giáo dục và trò chơi trực tuyến để chuẩn bị cho việc học.
- Việc làm quen với các khái niệm học thuật có thể giúp con có thêm sự tự tin khi đi học.
- Tìm gia sư cho con nếu cần.
Bước 16: Lập kế hoạch tạo thói quen ăn trưa
- Ngồi xuống cùng con lập kế hoạch và luyện tập sinh hoạt trong giờ ăn trưa.
- Đảm bảo con cảm thấy thoải mái khi mang hộp cơm của mình và sử dụng một cách độc lập.
- Một số trường học có bữa ăn trưa ‘boomerang’, nghĩa là phần thức ăn thừa và hộp đựng sẽ được thu gom lại và trả lại cho học sinh vào cuối ngày. Nếu có thể, hãy sử dụng hộp đựng hoặc túi tái sử dụng để dọn dẹp.
Bước 17: Tập trung vào sự hào hứng
- Thảo luận với con về những điều khiến con háo hức trong năm học mới.
- Khuyến khích con có những mong đợi đầy tích cực và tràn đầy nhiệt huyết.
Bước 18: Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Cùng con mua sắm hoặc tái sử dụng các đồ dùng học tập và biến nó thành một hoạt động thú vị. Tìm kiếm những món đồ chất lượng để có thể tái sử dụng (ví dụ như balo hoặc túi đựng cơm trưa).
- Sự hào hứng khi có dụng cụ học tập mới có thể giúp con có thêm mong đợi về năm học mới.
- Ghi tên và lớp của con lên tất cả các đồ dùng.
Bước 19: Làm cho ngày đầu tiên trở nên đặc biệt
- Tổ chức một buổi lễ nhỏ để ghi lại cột mốc bắt đầu một năm học mới.
- Làm điều gì đó để ngày hôm đó trở nên đáng nhớ, chẳng hạn như làm một món ăn đặc biệt, một bữa ăn sáng trên giường, chụp hình kỉ niệm hoặc viết gì đó cho con trong hộp cơm trưa.
- Giữ cảm xúc tích cực và chia sẻ cảm xúc đó với con.
Bước 20: Làm gương cho con
- Khuyến khích con giao tiếp cởi mở và tập trung vào những khía cạnh tích cực của năm học mới.
Bài Viết Phổ Biến
22/May/2024
Thư viện
24/Jun/2024
Thư viện
29/Jul/2024
Kì thi quốc tế